0939028579

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TAY DO UNIVERSITY

Trí tuệ - Sáng tạo - Năng động - Đổi mới

Trường đã đạt kiểm định chất lượng

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện – điện tử nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu về chuyên ngành điện năng và điện tử, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

Các mục tiêu cụ thể như sau:

-  Cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản chuyên ngành trong lĩnh vực Kỹ thuật điện, điện tử cần thiết cho nghề nghiệp hoặc phục vụ cho việc học ở bậc cao hơn. Kiến thức được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, lập luận phân tích chặt chẽ và  kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên.

- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng rộng nhằm phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu của sinh viên. Cung cấp các kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Kỹ thuật điện – điện tử.

- Phát triển các kỹ năng giúp cho sinh viên có khả năng giao tiếp, tinh thần làm việc tập thể, rèn luyện thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại, phức tạp và học tập suốt đời.

- Rèn luyện kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp.

II. VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

    Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất hiện trong thực tiễn nghề nghiệp, kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng:

- Quản lý/nhân viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về ngành điện: Sở Công Thương, Sở Khoa học Công nghệ,...

- Giảng viên/nghiên cứu viên/chuyên viên trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo kỹ thuật,...

- Quản lý/vận hành/bảo trì trong Nhà máy điện, Công ty điện lực, Công ty xây lắp điện, Công ty truyền tải điện, Ban quản lý dự án nhà máy điện, Ban quản lý các khu công nghiệp,…

- Quản lý/vận hành/bảo trì trong các nhà máy sản xuất, công ty liên quan đến công nghệ tự động hoá trong các khu, cụm công nghiệp,...

- Giám sát/thiết kế trong các công ty tư vấn, thiết kế, thi công các công trình điện, công ty thương mại, dịch vụ về lĩnh vực điện – điện tử,...

III. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

- Hình thành thói quen học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu, tự học và nghiên cứu suốt đời.

- Học bằng hai các lĩnh vực điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. 

- Đáp ứng được với yêu cầu học tập ở các trình độ sau đại học trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử; kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

IV. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4 năm.

V. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA: 150 tín chỉ.

VI. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Tây Đô. Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây đều được đăng kỳ dự tuyển: - Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. - Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định hiện hành của Liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo. - Nộp đầy đủ, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VII. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

VII.I. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO

     Thực hiện theo Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tây Đô (Ban hành theo Quyết định số 484/QĐ-ĐHTĐ, ngày 17/9/2014 và được sửa đổi theo Quyết định số 432 ngày 03/9/2015 của Hiệu Trưởng trường Đại học Tây Đô).

VII.II. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

     Thực hiện theo Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống (Ban hành theo Quyết định số 484/QĐ-ĐHTĐ, ngày 17/9/2014 và được sửa đổi theo Quyết định số 432 ngày 03/9/2015 của Hiệu Trưởng trường Đại học Tây Đô) và Quy định các kỹ năng chuẩn đầu ra cho sinh viên, học sinh trường Đại học Tây Đô. a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập; b) Tích lũy đủ số học phần quy định theo chương trình đào tạo; c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,0 trở lên; d) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng - an ninh và hoàn thành học phần Giáo dục thể chất; e) Đạt chuẩn kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin, kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp và được cấp chứng chỉ theo quy định nhà trường.

VIII. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

   Để nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa Kỹ thuật Công nghệ đã không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy với các đặc điểm:

- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến: thảo luận nhóm, tình huống, báo cáo chuyên đề, khảo sát thực tế, viết tiểu luận cá nhân, đồ án môn học ...

- Sử dụng nhiều trang thiết bị hỗ trợ thích họp: phần mềm trình diễn PowerPoint, các phần mềm chuyên ngành, máy chiếu Projector, Netop School,...

- Tất cả các môn học đều có giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo đầy đủ.

- Kết họp chặt chẽ học lý thuyết với thực tế: thường xuyên tổ chức đi tham quan, khảo sát thực tế, mời các chuyên gia trong và ngoài nước báo cáo thực tế cho sinh viên.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham quan nghiên cứu khoa học.

- Kiến thức chuyên ngành luôn được đề cập theo chương trình đào tạo của các trường Đại học lớn trong nước và trên Thế giới.


  • 13:30

    09/01/2021

    Tọa đàm chuyên đề về Quản trị kinh doanh

  • 07:30

    31/10/2020

    Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2020

  • 07:30

    26/09/2020

    Lễ Khai giảng các lớp cao học khóa 7B,8A và Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ năm 2020

  • 08:00

    26/08/2020

    Tập huấn phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ, Mầm non năm 2020

  • 11:00

    03/06/2020

    Trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho sinh viên bị ảnh hưởng dịch covid-19 và thiên tai hạn, mặn tại ĐBSCL