0939028579

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TAY DO UNIVERSITY

Trí tuệ - Sáng tạo - Năng động - Đổi mới

Trường đã đạt kiểm định chất lượng

Ngành Luật Kinh tế - Ngành học chưa bao giờ hết "hot"

Ngày đăng: 04/01/2025 22:18

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020 chỉ riêng các chức danh tư pháp tại Việt Nam cần tới trên 20.000 nhân sự. Trong đó, cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên... Riêng số thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại cũng cần vài trăm người.
Sinh viên ngành Luật kinh tế học những gì?
GS.TS Hoàng Thế Liên – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư Pháp từng nhận định: " Nhìn vào chương trình của các cơ sở đào tạo ngành luật hiện nay, sau phần đại cương là một loạt môn học thuần túy pháp luật, hầu như không có môn học nào mang tính chất liên ngành. Vì vậy, cử nhân tốt nghiệp hay rơi vào tình trạng pháp lý thuần túy khi phải giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đặt ra, nhiều khi trở nên lạc lõng"
Theo nhu cầu bức xúc đó, chương trình đào tạo Luật kinh tế tại Đại học Tây Đô được không ngừng cải tiến, hoàn thiện. Ngoài các môn học đại cương, chương trình cung cấp cho sinh viên 3 nhóm kiến thức chính:
1. Các môn học về luật bao gồm: Luật Hành chính, Luật dân sự, Tố tụng dân sự, Luật hình sự, Tố tụng hình sự, Luật Môi trường, Luật Đất đai, Tư pháp quốc tế, Luật Lao động, Công pháp quốc tế, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức quốc tế,....Để phù hợp ngành học, trong quá trình giảng dạy, các môn học này chú trọng vào các mối quan hệ kinh tế phát sinh có liên quan.
2. Các môn học về kinh tế để sinh viên hiểu được cơ chế, nguyên lý vận hành, các mối quan hệ kinh tế: Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị học, Nguyên lý kế toán, Kiểm toán, Thanh toán quốc tế,....
3. Các môn học liên ngành: Luật Thương mại, Pháp luật về Thuế, Pháp luật về Ngân hàng, Luật Tài chính, Luật đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về thương mại điện tử, Luật kinh doanh chứng khoán & Thị trường chứng khoán, Luật về kinh doanh xuất nhập khẩu, Luật kinh doanh bảo hiểm,....
Các kỹ năng mềm bổ trợ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giải thích vấn đề, kỹ năng hùng biện, phản biện ... là những kỹ năng sinh viên được hình thành, rèn luyện qua các giờ học thực hành, đi thực tế, giờ học kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp tại trường Đại học Tây Đô.
Ngoài ra, sinh viên Luật kinh tế tại Đại học Tây Đô được tạo điều kiện tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học: viết bài báo khoa học, tham luận hội thảo, nghiên cứu đề tài để tăng cường, khả năng chuyên môn của bản thân.

hinh1a

Sinh viên Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Thị Cẩm Thi, Phạm Bích Tuyền (lớp Đại học Luật Kinh tế 9B – Trường Đại học Tây Đô) tham gia báo cáo tại Hội thảo khoa học "Khía cạnh pháp lý về an toàn thực phẩm và cơ chế bảo đảm thực hiện" (Lâm Đồng – tháng 7/2016)

Rộng mở cơ hội việc làm
Với sự phát triển của nền kinh tế, sinh viên tốt nghiệp ngành luật kinh tế có cơ hội việc làm rộng mở tại
- Các cơ quan nhà nước: ủy ban nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan công an, thi hành án, chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên các sở, ban, ngành.
- Tất cả các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,...): với vai trò chuyên viên pháp chế, chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên tổ chức – nhân sự, chuyên viên đàm phán, thương lượng.
- Làm việc tại các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại. Tiếp tục bổ sung kiến thức để làm luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, trọng tài thương mại.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vai trò của nguồn nhân lực Luật kinh tế càng quan trọng bởi sự trợ giúp của các chuyên gia am hiểu, nắm vững luật sẽ là nền tảng phát triển vững chắc cho các doanh nghiệp trong các sân chơi lớn như WTO, AEC, APEC.

Năm 2017, Đại học Tây Đô xét tuyển ngành đại học Luật kinh tế bằng 04 tổ hợp môn
- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)
– Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử (D14)
– Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân (D84)
– Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo dục công dân (D66)
Phương thức xét tuyển: 02 phương thức
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Điều kiện xét tuyển: thí sinh tốt nghiệp THPT, Điểm xét tuyển nhóm môn đạt từ 15,5 đ trở lên. Riêng thí sinh Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc đạt từ 14,5 đ trở lên.
-Xét tuyển dựa vào học bạ THPT năm 2017 và các năm trước:
Điều kiện xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT, Điểm xét tuyển: ≥ 6,0
Thông tin chi tiết xem tại website: https://ts.tdu.edu.vn/


BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Số 68 Trần Chiên, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ
Hotline: 0939 028 579 – 0939 440 579


  • 15:00

    04/04/2024

    Họp rà soát việc cập nhật thông tin được phân công theo công văn số 254/ĐHTĐ (ngày 25/3/2024) trên website tiếng Anh của Trường

  • 13:30

    09/01/2021

    Tọa đàm chuyên đề về Quản trị kinh doanh

  • 07:30

    31/10/2020

    Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2020

  • 07:30

    26/09/2020

    Lễ Khai giảng các lớp cao học khóa 7B,8A và Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ năm 2020

  • 08:00

    26/08/2020

    Tập huấn phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ, Mầm non năm 2020