0939028579

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TAY DO UNIVERSITY

Trí tuệ - Sáng tạo - Năng động - Đổi mới

Trường đã đạt kiểm định chất lượng

Nhân lực ngành du lịch - Cần những giải pháp từ cơ sở giáo dục

Ngày đăng: 01/05/2024 03:32

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, du lịch là ngành được đánh giá có nhu cầu nhân sự cao gấp 2 - 3 lần so với một số ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính... Mỗi năm ngành du lịch cần 40.000 lao động, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch ra trường chỉ khoảng 15.000 người, trong đó hơn 12% trình độ đại học, cao đẳng.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định, trong vòng 5 năm tới, lực lượng lao động ngành phải tăng khoảng 20% thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập và 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển, gồm nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch. Điều này làm tăng nhu cầu nhân lực ngành du lịch vì khu vực làm việc được mở rộng nhiều lần.
Nhu cầu thị trường cao, nhưng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp, tại sao?
Tuy nhu cầu nhân lực lớn như vậy nhưng trong 222.500 cử nhân, thạc sĩ ra trường thất nghiệp (Theo số liệu Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ngày 24/12/2015) vẫn có những cử nhân ngành du lịch. Có thể liệt kê ra một số nguyên nhân chính:
- Doanh nghiệp phải đào tạo lại: do không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải đào tạo lại sinh viên ra trường, tốn chi phí, thời gian.
- Kỹ năng mềm yếu: Sinh viên ra trường có kỹ năng mềm rất yếu trong khi yêu cầu đối với ngành du lịch nói chung và hướng dẫn viên du lịch nói riêng là ngoài kiến thức chuyên môn đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý vấn đề linh hoạt tốt.
- Ngoại ngữ yếu: hiện ngành du lịch đang thiếu nhân lực thành thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Hàn, tiếng Hoa, tiếng Đức, tiếng Nhật.
- Đạo đức nghề nghiệp và thái độ phục vụ yếu: đây không chỉ là điểm yếu của sinh viên ngành du lịch mà của sinh viên Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, đối với đặc thù ngành du lịch – ngành dịch vụ liên quan đến lợi ích cộng đồng, bảo vệ môi trường, giá trị văn hóa,... điểm yếu này ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm của các bạn trẻ.
Hội nhập quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài cũng như trong nước, tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi sự cạnh tranh lao động trong một thị trường mở ngày càng khốc liệt hơn khi tới đây sẽ có nhiều lao động nước khác đến làm việc tại Việt Nam. Nếu không có sự cải tiến, thay đổi, lao động du lịch Việt Nam có thể "thua ngay trên sân nhà".

Cần những giải pháp từ các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch
Sự mất cân đối cung – cầu, đặc biệt là về chất lượng nhân lực du lịch là trách nhiệm và cần những giải pháp đến ngay từ các cơ sở đào tạo, dạy nghề ở các bậc đại học, cao đẳng, các hệ nghề để nguồn nhân lực khi rời giảng đường có thể tham gia ngay vào thị trường lao động.
Thấu hiểu những thách thức sinh viên ngành du lịch đang gặp phải, trường đại học Tây Đô trong những năm vừa qua đã có sự đổi mới đào tạo sinh viên ngành Việt Nam học chuyên ngành du lịch, để đảm bảo sinh viên ra trường có việc làm và có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp:
- Chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra được rà soát, bổ sung theo hướng dẫn về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP), Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS).
- Được đào tạo và cấp chứng chỉ về kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp
- Được đi thực tế, thực tạp thường xuyên, sinh viên năm cuối sẽ có chuyến thực tập xuyên Việt
- Đào tạo chuyên về du lịch văn hóa Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế rõ rệt khi sinh viên ra trường làm việc tại thị trường này
- Giảng dạy, bồi dưỡng tiếng Anh ứng dụng (TOEIC) cho sinh viên chuyên ngành Du lịch

Năm 2017, TDU xét tuyển 19 ngành đại học: Dược học, Điều dưỡng, Thú y, Luật kinh tế, Tài chính- Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch- lữ hành, Kế toán, Quản lý Tài nguyên Môi trường, Quản lý đất đai, Kỹ thuật Môi trường, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện – Điện tử, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Việt Nam học (chuyên ngành du lịch), Ngôn ngữ Anh, Văn học dựa trên 2 phương thức:
1. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia
2. Xét tuyển dựa vào học bạ THPT năm 2017 và các năm trước:
Điều kiện xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT, Điểm xét tuyển: ≥ 6,0
Thông tin chi tiết xem tại website: https://ts.tdu.edu.vn/

BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Số 68 Trần Chiên, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ
Hotline: 0939 028 579 – 0939 440 579


  • 15:00

    04/04/2024

    Họp rà soát việc cập nhật thông tin được phân công theo công văn số 254/ĐHTĐ (ngày 25/3/2024) trên website tiếng Anh của Trường

  • 13:30

    09/01/2021

    Tọa đàm chuyên đề về Quản trị kinh doanh

  • 07:30

    31/10/2020

    Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2020

  • 07:30

    26/09/2020

    Lễ Khai giảng các lớp cao học khóa 7B,8A và Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ năm 2020

  • 08:00

    26/08/2020

    Tập huấn phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ, Mầm non năm 2020