0939028579

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TAY DO UNIVERSITY

Trí tuệ - Sáng tạo - Năng động - Đổi mới

Trường đã đạt kiểm định chất lượng

Đảng uỷ Trường Đại học Tây Đô tổ chức hoạt động về nguồn tại tỉnh Vĩnh Long

Ngày đăng: 22/11/2024 17:24

ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỀ NGUỒN TẠI TỈNH VĨNH LONG

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2018, Đảng ủy trường Đại học Tây Đô tổ chức hoạt động cho các đồng chí Đảng ủy viên, chi ủy viên các chi bộ trực thuộc và đại diện lãnh đạo Đoàn và Hội sinh viên trường về nguồn tại Văn Thánh Miếu; Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng; Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Khu tưởng niệm Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa vào ngày 28 tháng 9 năm 2018 tại tỉnh Vĩnh Long. Đây là một hoạt động giáo dục lý tưởng, chính trị cho đảng viên mang tính hiệu quả, thiết thực bởi qua đó, mọi người được sống với những ký ức lịch sử, được tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước của ông cha ta.

Điểm dừng chân đầu tiên, đoàn thăm viếng Văn Thánh Miếu tọa lạc tại phường 4 thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long. Người khởi xướng xây dựng Văn Miếu này chính là cụ Phan Thanh Giản và cụ Đốc học Nguyễn Thông. Cùng với Văn Thánh Miếu Biên Hòa ở Đồng Nai và Văn Thánh Miếu Gia Định, Văn Thánh Miếu thuộc Vĩnh Long tạo nên bộ 3 Văn Miếu nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỷ 19, khi nền Nho giáo được đề cao. Văn Thánh Miếu tại Vĩnh Long được hoàn thành trong vòng hai năm từ 1864 - 1866.

 

1 (FILEminimizer)

Hình 1: Đoàn chụp hình lưu niệm trước cổng Văn Thánh Miếu

Tiến vào cổng Văn Thánh Miếu, Đoàn đến đặt vòng hoa và dâng hương tại điện chính của Văn Thánh Miếu với tượng đức Khổng Tử được đặt thờ ở giữa, hai bên là bốn vị cao đồ. Ngoài ra, bàn thờ bên tả hữu còn thờ cúng 12 vị học sĩ cao đồ khác nữa. Bên ngoài hai ngôi miếu nhỏ cũng được xây dựng làm nơi tưởng nhớ đến 72 vị học trò danh tiếng của Khổng Tử. Bia đá ghi lại công đức của cụ Phan Thanh Giản và những người đóng góp tạo nên Văn Thánh Miếu cũng là điểm dừng chân mà khách du lịch nên ghé để hiểu thêm về những bước thăng trầm của ‘Quốc tử giám’ tại phương Nam.

2 (FILEminimizer)

Hình 2: Đoàn chụp hình lưu niệm tại điện chính của Văn Thánh Miếu

Sau đó, đoàn tham quan Văn Xương Các - thư viện chứa sách cho các học phu và cũng là nơi hội họp, học tập lẫn bàn luận văn chương. Trên lầu có thờ ba vị chuyên lo các việc học hành thi cử - Văn Xương Đế Quân, bên dưới thờ cụ Phan Thanh Giản và Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản cùng nhiều bậc văn sĩ khác được mến mộ lúc bấy giờ.

3 (FILEminimizer)

Hình 3: Đoàn chụp hình lưu niệm tại Văn Xương Các

Rời Văn Thánh Miếu, đoàn tiếp tục chuyến về nguồn đến địa điểm thứ hai là Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, một công trình lịch sử - văn hóa; nơi góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau. Khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng được khởi công xây dựng ngày 02 tháng 10 năm 2000 và khánh thành ngày 11 tháng 06 năm 2004 nhân dịp 92 năm ngày sinh của ông. Khu tưởng niệm được xây dựng tại ấp Long Thuận A - xã Long Phước – Huyện Long Hồ. Đoàn đặt vòng hoa và dành một phút mặc niệm để bày tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc đối với những công lao to lớn của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giành độc lập, tự do cho đất nước vì hạnh phúc của nhân dân. Sau đó, Đoàn tham quan khu tưởng niệm gồm các hạng mục chính: nhà lễ tân đón tiếp khách đến tham quan; nhà tưởng niệm và nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của ông; cùng 3 hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1 gồm: Phòng biệt giam tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam và phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng - Hà Nội.

4 (FILEminimizer)

5 (FILEminimizer)

6 (FILEminimizer)

7 (FILEminimizer)

Hình 4: Đoàn đặt vòng hoa, thắp hương, tham quan và nghe hướng dẫn viên báo cáo về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng

8 (FILEminimizer)

Hình 5: Đồng chí Lê Văn Sơn – Bí Thư Đảng ủy, Trưởng đoàn ghi lại cảm xúc của chuyến viếng thăm khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Rời khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, đoàn về nguồn tiếp tục hành trình đến địa điểm tiếp theo là Khu tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. Khu tưởng niệm tọa lạc tại ấp Phong Thới, thị trấn Vũng Liêm với diện tích rộng 1,7 hecta bao gồm các hạng mục: Nhà trưng bày, nhà làm việc, khu thờ, sân vườn thoáng đãng. Đây là một công trình văn hóa với không gian mở, thân thiện, gần gũi, thể hiện tính chất trang trọng, thành kính và là nơi vui chơi, giải trí của người dân địa phương phù hợp với ý nguyện của Thủ tướng lúc sinh thời. Công trình được khởi công ngày 6/9/2010 và khánh thành 23 tháng 11 năm 2012.Đây là các công trình kỷ niệm 90 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23/11/1922- 23/11/2012) và 72 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Khu tưởng niệm nằm trong cụm Trung tâm văn hóa huyện gồm tượng đài Lê Cẩn - Nguyễn Giao, bia Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bảo tàng văn minh lúa nước Nam bộ. Trong Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được thiết kế các khu nhà trưng bày, khu nhà nghỉ, nhà tưởng niệm, cùng đó còn có rất nhiều tài liệu, hiện vật liên quan trực tiếp đến cuộc đời hoạt động cách mạng, những đóng góp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đối với dân, với nước. Chống Pháp nhiều năm, chống Mỹ hơn hai thập kỷ, chống quân xâm lược biên giới, chống đói nghèo, tụt hậu…và “trong thời gian giữ các vị trí lãnh đạo, ông luôn lắng nghe ý kiến của dân, suy nghĩ vì dân, hành động vì dân” đã tạo nên “Dấu ấn Võ Văn Kiệt”, người dân gọi ông một cách trìu mến là bác Sáu Dân. Vì thế mà cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu đã viết rằng: “Võ Văn Kiệt là một trong những nhà lãnh đạo được dân tin yêu nhất. Chỉ riêng cái tên Sáu Dân đã nói lên cốt cách của Võ Văn Kiệt. Sáu Dân là vậy đó. Một Thủ tướng ít nói, làm nhiều, gần dân, dân mến…”. Đoàn đặt vòng hoa và dành một phút mặc niệm để bày tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc đối với những công lao to lớn của Thủ tường Chính phủ Võ Văn Kiệt. 

 18 (FILEminimizer)

9 (FILEminimizer)

10 (FILEminimizer)

11 (FILEminimizer)

Hình 6: Đoàn đặt vòng hoa, thắp hương, tham quan và nghe hướng dẫn viên báo cáo về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt

12 (FILEminimizer)

Hình 7: Đồng chí Nguyễn Ngọc Minh – Phó Bí Thư Đảng ủy, Phó trưởng đoàn ghi lại cảm xúc của chuyến viếng thăm khu tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt

Địa điểm cuối cùng trong chuyến về nguồn là khu tưởng niệm GS.VS, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình. Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, là một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là nhà trí thức yêu nước, nhà khoa học lớn, có uy tín cao, đã cống hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp khoa học Việt Nam, đặc biệt là khoa học quân sự. Khu tưởng niệm được khởi công xây dựng ngày 24/11/2013 và hoàn thành vào ngày 18/5/2015 với diện tích khoảng 16.000 m2, theo lối không gian mở, thoáng mát, nhẹ nhàng, gần gũi, nhưng vẫn đảm bảo tính tôn nghiêm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Khu tưởng niệm bao gồm các hạng mục chính như: Nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, phòng hội thảo, chiếu phim, sinh hoạt truyền thống, quảng trường, các hạn mục phụ trợ và cảnh quan, góp phần vào việc giữ gìn, tôn vinh đập nét thân thế, công lao, sự nghiệp của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa cũng như giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, là Trung tâm tích hợp dữ liệu về khoa học và công nghệ là một công trình hiện đại, mới lạ, được Bộ Khoa học và Công nghệ đầu tư xây dựng đầu tiên nằm trong khuôn viên khu tưởng niệm, gồm: Cổng thông tin điện tử giới thiệu Khu tưởng niệm và tích hợp thư viện điện tử giới thiệu thân thế, sự nghiệp và các công trình nghiên cứu của GS-VS Trần Đại Nghĩa, là nơi lưu giữ và quảng bá thông tin khoa học công nghệ, phục vụ khai thác sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời phục vụ rộng rãi khách tham quan, nghiên cứu, tiếp cận thông tin khoa học công nghệ trong nước và quốc tế.

13 (FILEminimizer)

14 (FILEminimizer)

15 (FILEminimizer)

Hình 8: Đoàn đặt vòng hoa, thắp hương, tham quan và nghe hướng dẫn viên báo cáo về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Trần Đại Nghĩa.

16 (FILEminimizer)

 Hình 9: Đồng chí Lê Văn Sơn – Bí Thư Đảng ủy, Trưởng đoàn ghi lại cảm xúc của chuyến viếng thăm khu tưởng niệm GS.VS, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

Tại điểm về nguồn ở khu tưởng niệm GS.VS, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Đoàn đã trao hai suất học bổng (1.000.000đ/suất) cho hai em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường PTTH Trần Đại Nghĩa nhằm hỗ trợ cho hai em giảm bớt khó khăn và vượt khó học tập. Thầy Trần Hữu Phúc – Phó Hiệu trưởng trường PTTH Trần Đại Nghĩa đại diện trường và các em nhận học bổng cảm ơn Đoàn về nguồn.

17 (FILEminimizer)

 

Hình 10: Đồng chí Lê Văn Sơn – Bí Thư Đảng ủy, Trưởng đoàn trao học bổng cho hai em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường PTTH Trần Đại Nghĩa

Chuyến về nguồn tại bốn địa điểm ở tỉnh Vĩnh Long đã giúp các đồng chí nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình để không ngừng phấn đấu, cố gắng hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao, góp phần phát huy truyền thống văn hóa hướng về cội nguồn và xây dựng đất nước tốt đẹp hơn.

Người viết bài

Nguyễn Hà Quốc Tín

 


  • 15:00

    04/04/2024

    Họp rà soát việc cập nhật thông tin được phân công theo công văn số 254/ĐHTĐ (ngày 25/3/2024) trên website tiếng Anh của Trường

  • 13:30

    09/01/2021

    Tọa đàm chuyên đề về Quản trị kinh doanh

  • 07:30

    31/10/2020

    Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2020

  • 07:30

    26/09/2020

    Lễ Khai giảng các lớp cao học khóa 7B,8A và Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ năm 2020

  • 08:00

    26/08/2020

    Tập huấn phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ, Mầm non năm 2020